Giờ trái đất và một vài suy nghĩ về ý nghĩa thực tế

Posted on: March 26th, 2014 - By: - No Comments - Viewed: 11855
 

“Có thể bạn chưa biết? Những sự thật phủ phàng về giờ Trái đất !”

Những năm đầu của Giờ Trái đất, nhiều đơn vị tổ chức đã kêu gọi người dân tắt hết thiết bị điện, ra đường thắp nến nhằm “gắn kết triệu trái tim trong công cuộc bảo vệ mẹ Trái đất”.

Tuy ý tưởng được đề xuất có vẻ hay, nhưng thực chất các tổ chức ấy đang góp phần biến “Giờ Trái đất” thành “Giờ Trái đất ốm”. Các bạn tắt đèn nhưng lại thắp nến – một sản phẩm làm tăng lượng CO2 còn cao hơn điện gấp trăm lần, có giá thành (so với “…đốt” bóng đèn điện trong một giờ) cao hơn chục lần. Đồng thời, lại thắp nhiều (mỗi nơi cũng phải vài trăm cây nến để tăng phần “rực rỡ” còn…chụp ảnh cho đẹp). Vô hình chung, nhiều nơi chỉ coi Giờ Trái đất như một cuộc vui, nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình “Cao tay” hơn là những hoạt động ăn theo Giờ Trái đất.

Những người mẫu, ca sĩ được dịp để “thể hiện tình yêu với môi trường” – thứ mà trước đây có lẽ họ chưa từng nhắc đến. Các đài truyền hình, công ty tổ chức nên những sự kiện tiêu tốn hàng chục tỷ đồng để quảng cáo rầm rộ, thanh niên ra đường hưởng ứng Giờ Trái đất, cũng vô tình khiến đường phố “ngập lụt”, lượng rác thải xả ra nhiều hơn (trong đó bao gồm cả túi ni lông – thứ vô cùng “độc hại” với môi trường). Đồng thời, khói xe tăng cao, một lượng xăng dầu rất lớn bị tiêu thụ, điện có thể tắt một nhưng hóa ra ô nhiễm môi trường lại tăng đến mười phần.

Thông qua những ví dụ trên, chỉ xin nhấn mạnh hai điểm mà Earth Hour, cũng như những nhà tổ chức vẫn còn thiếu sót. Đó là Earth Hour chỉ khuyến cáo “tắt những thiết bị điện không cần thiết trong một giờ”. Tuy nhiên, đối với những thiết bị điện sống còn như nguồn điện của tủ lạnh, máy sưởi, máy giặt, điện thoại… là những đồ dùng không thể cắt bỏ và cũng là thứ tốn nhiều điện năng nhất mới chính là “thủ phạm”.

Theo thống kê của tạp chí Slate (Mỹ), ngay cả khi mọi gia đình đều tắt toàn bộ bóng điện trong một giờ và [sociallocker]lượng điện tiết kiệm được quy ra lượng phát thải CO2 thì lượng khí thải đó cũng chỉ tương đương lượng phát thải CO2 của Trung Quốc trong chưa đầy 4 phút.

Trong khi ở Anh, việc cắt giảm một lượng tiêu thụ điện nhỏ trong một giờ không làm giảm lượng điện mà cơ quan này phải
truyền vào khi chuẩn bị khởi động hệ thống. Người ta lại phải sử dụng lượng than hoặc khí nhiều hơn để phục hồi hệ thống cung cấp điện trở lại bình thường sau Giờ Trái Đất.

Vậy nên, dù mang tính nhân văn cao, có vẻ như Giờ Trái đất lại không thực sự hiệu quả, nhất là khi người dân không ý thức được việc tiết kiệm điện trong suốt những giờ còn lại của năm.”

 

Giờ trái đất

Rất vui vì hình ảnh giờ trái đất ở Tp. Hồ Chí Minh đã không dùng nến. (2013)

Có vẻ như người viết bài này chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của giờ trái đất, rằng nó chỉ là một chiến dịch truyền thông nhằm kêu gọi tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Đơn giản rằng logo của Giờ trái đất là 60+.
Đơn giản rằng ý nghĩa của Giờ trái đất không chỉ nằm ở 60 phút tắt điện mà là những thông điệp mà nó mang lại trong suốt quá trình truyền thông.
Đơn giản rằng người ta hy vọng 60 phút có thể đánh thức lương tâm và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường chứ không hy vọng 60 phút đó sẽ tiết kiệm đủ một lượng điện để “làm tươi mới” trái đất này.
Đơn giản rằng khi ý thức con người chưa thay đổi thì dù có tắt điện vài ngày đi chăng nữa cũng sẽ chẳng thấm tháp gì so với những rác thải, khói xăng xe cộ,… hằng ngày vẫn thải ra môi trường.
Và đơn giản rằng tại sao tắt điện, vì khi đôi mắt không nhìn thấy sẽ là khi con tim soi đường, sẽ là khi lương tâm đánh thức cái ý thức tiềm tàng đang bị làm phai mờ của mỗi người.
Nhưng,
Tiếc một điều rằng cách làm truyền thông của Việt Nam quá hình thức nên sau chiến dịch Giờ trái đất khi mà ở một số nước người ta báo cáo thành tích đạt được là sự thay đổi ý thức, là bảo vệ được một khu rừng, là bảo vệ bãi biển khỏi tràn dầu… Thì ở Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ nghe đến thành tích tiết kiệm điện thông qua một giờ thắp nến.
Tiếc một điều là truyền thông của Việt Nam quá hình thức nên đã lãng phí một cơ hội truyền thông rất lớn cho những thông điệp môi trường. Hằng ngày đài truyền hình vẫn đưa tin về Giờ trái đất nhưng thay vì nói về ý nghĩa thực sự của nó, người ta chỉ tập trung vào việc kêu gọi hưởng ứng tắt điện. Banroll về Giờ trái đất cũng được giăng khá nhiều nhưng cũng vẫn chủ yếu là kêu gọi tắt điện. Các bạn tình nguyện viên đã bỏ rất nhiều công sức đạp xe cổ động nhưng tôi vẫn nghĩ nếu người ta trang bị thêm những thông điệp môi trường trên mỗi chiếc xe thì sẽ mang ý nghĩa cao hơn.
Và cả cách tư duy,
Vì đơn giản rằng cách đơn giản nhất để mang thông điệp đến với mọi người là những hành động thiết thực.
Tôi nhớ có lần thấy một nhóm bạn đứng ở đèn đỏ kêu gọi tắt máy (không biết có phải tình nguyện viên của Giờ trái đất không), hành động này rõ ràng rất thiết thực và đáng hoan nghênh, tuy nhiên các bạn lại chọn một cột đèn đỏ trong nội thành với chỉ khoảng hơn 20 giây đèn đỏ. Trong khi đã từng có một nghiên cứu của Đại học Bách Khoa chỉ ra rằng hành động tắt máy phải trên khoảng 24-25 giây (có thể tôi nhớ không chính xác lắm nhưng chắc chắn trên 20s) thì mới thực sự hiệu quả so với việc khởi động máy vốn rất tốn xăng. Như vậy rõ ràng là một hành động vừa không hiệu quả lại vừa tốn công sức của các bạn.
Hay trong đêm tổ chức sự kiện chính (sự kiện chính, vì giờ trái đất là một chuỗi các sự kiện truyền thông trong đó tâm điểm là một giờ tắt điện chứ không phải giờ trái đất chỉ bao gồm một giờ này thôi), các bạn kêu gọi tắt các thiết bị điện không cần thiết nhưng ở địa điểm chính lại thắp đèn cầy. Và điều này lại tạo dư luận không hay. Vì mặc dù vẫn biết một giờ đó mang ý nghĩa kêu gọi nhiều hơn, và việc hàng ngàn cây nến được thắp cùng lúc có thể để lại nhiều ấn tượng cũng như hình ảnh đẹp và cả những ý nghĩa sâu sắc khác. Nhưng đúng ra các bạn phải tiên lượng được những ý kiến trái chiều có thể làm giảm đi cái ý nghĩa này, để hoặc có cách truyền thông phù hợp giải thích và đón đầu trước hoặc là tìm biện pháp thay thế cho việc tắt nến.

Và, điều cuối cùng rằng Giờ trái đất là một chương trình rất ý nghĩa, rất cần thiết tuy nhiên mong rằng sẽ có nhiều người nhìn vào dấu + (cộng) của logo Giờ trái đất hơn nữa thay vì chỉ tập trung vào con số 60.

[/sociallocker]

Nguồn: dongthoigian.org

Tags:

Follow me with facebook