Quà tặng khi Tết về – Nghe chuyện nước bạn ngẫm lại nước mình

Posted on: January 24th, 2018 - By: Administrator - No Comments - Viewed: 2071
 

Khi nói về tặng quà,

suy nghĩ đầu tiên có lẽ nên giành cho một dân tộc tặng quà giỏi nhất thế giới: Nhật Bản. Họ coi trọng nhất là tinh thần món quà.  Anh họa sĩ Đinh Công Đạt kể lại câu chuyện về món quà rất đẹp mà anh nhận được trong một bữa tiệc. Anh mở ra thì thấy bên trong có một chiếc hộp khác, nhiều lớp như  thế như con búp bê Matryoska của Nga vậy. Cứ thế mà mở đến lớp cuối cùng thì thấy bên trong là một chiếc tăm xỉa răng. Tất nhiên là tăm rất đẹp, làm bằng gỗ; Nhưng nó cũng chỉ là tăm xỉa răng mà thôi. Giá trị món quà về vật chất rõ ràng là không lớn, nhưng ai cũng cảm thấy sung sướng vì nhận được món quà như thế; nó cho thấy dù chỉ là món quà nhỏ, nhưng người tặng đã thật sự dụng công, suy nghĩ cũng như gói món quà cẩn thận giành cho mình.

Văn hóa quà tặng với người Nhật là vô cùng quan trọng.

Nếu như Nhật Bản đại diện cho văn hóa phương Đông coi trọng tinh thần của món quà thì phương Tây cũng có văn hóa tặng quà độc đáo không kém. Anh Nguyễn Thanh Sơn (Fouder T&A communicaton, chuyên viên xúc tiến thương mại quốc tế của VCCI) kể lại về chuyến công tác tại châu Âu: “Hôm ấy tôi dự lễ khai trương của một hãng đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ. Chiếc rẻ nhất của hãng này cũng tầm hơn 20.000 USD. Sau khi kết thúc buổi lễ, hãng tặng cho khách mời mỗi người một chiếc hộp đồng hồ. Mọi người vừa ngạc nhiên vừa sung sướng, cứ nhủ là sao hãng chơi xin thế, tặng khách cả cái đồng hồ. Đến khi mở ra quả nhiên bên trong là đồng hồ, nhưng là một chiếc đồng hồ làm bằng chocolate”. Tất nhiên có một thoáng thất vọng, nhưng mọi người mau chóng vui vẻ trở lại và ăn chiếc đồng hồ ấy.

Quà tặng có thể mang giá trị về vật chất hoặc không, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự đầu tư về công sức và suy nghĩ

Câu chuyện thứ 3 từ hãng cung cấp văn phòng Regus, khi khai trương chi nhánh ở malaysia, họ gửi cho các khách hàng 1 hộp quà. Trong hộp quà ấy là gói mì ăn liền, được xếp rất đẹp và tỉ mỉ sẵn sàng để có thể ăn bất cứ lúc nào. Món quà được gửi với hàm ý: văn phòng của họ rất đẹp đẽ và luôn trong tình trạng sẵn sàng để có thể dùng ngay như gói mì vậy.

Bạn thấy đấy, dù tặng quà cho khách quý, cho công chúng hay cho đối tác khách hàng, các câu chuyện cho chúng ta thấy những món quà tặng đều không hề đắt tiền, nhưng chứa đựng hàm lượng suy nghĩ rất lớn của người tặng quà.

Vậy tiêu chí của một món quà là gì?

Thứ nhất, nó phải hữu dụng. Người nhận không thể nhận quà rồi quăng vào một xó nào đó mà không hề đụng đến nó được.

Thứ 2, món quà ấy phải có giá trị lưu giữ, lưu giữ về mặt chức năng hay khó hơn là lưu giữ về mặt cảm xúc. Món quà có thể dùng xong, nhưng ký ức và cảm xúc khi nhận quà sẽ được lưu giữ lại.

Thứ 3, món quà phải mang được thông điệp của người tặng, rõ ràng của cho vẫn không bao giờ quan trọng bằng cách cho.

Ấy vậy mà, hàng loạt những giỏ quà được bày bán sẵn vào ngày Tết hoàn toàn không mang được bất kỳ điều gì nêu trên. Bạn có từng được tặng những giỏ quà như thế không? Những giỏ bọc nilong với đủ màu sắc xanh đỏ, với đủ các chủng loại bánh mức công nghiệp hoặc sản phẩm nhập ngoại: nào là rượu nào là kẹo, ngũ cốc; buộc một cái nơ đỏ viền vàng và cũng bằng nilong. Bạn có cảm thấy trông nó rất ghớm hoặc nó rất nhàm chán và chỉ có thể dùng để ăn. Nó chẳng hàm chứ sự suy nghĩ của người tặng quà, chưa nói đến việc trân trọng hay không, đôi lúc nhận quà mà người nhận cứ có cảm giác “Anh có thật sự suy nghĩ đến tôi không, hay anh tiện tay lấy đại món quà ở trên đường?”

Hiện nay thị trường cũng có những món quà mang được thông tin và thông điệp của người tặng.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là tự tay mình chọn lựa để trao cho người mình muốn, có hàng triệu cách để thể hiện thông điệp của mình, điều đó mới thật sự ý nghĩa. Văn hóa tặng quà Tết của người Việt là một tinh túy cần được gìn giữ và phát huy, nhưng nên bỏ đi thói quen tặng quà bừa bãi, tiện tay vớ đại làm người nhận chả vui mà hành động tặng quà của người tặng cũng không mang nhiều ý nghĩa.

Follow me with facebook