5 Lưu ý khi bạn tham gia Vifa Expo 2018
1. Chọn lựa sản phẩm trưng bày:
Phải nghiên cứu đặc tính từng thị trường, tính chất của từng hội chợ để chọn sản phẩm phù hợp về mẫu mã bao bì, kích cỡ,v.v…. Cần lưu ý một số yếu tố sau khi chọn sản phẩm trưng bày:
– Sản phẩm nào là sản phẩm cạnh tranh của công ty ?
– Những sản phẩm của công ty có phù hợp với khuynh hướng tiêu thụ và chất lượng của thị trường không?
– Thiết kế, đóng gói bao bì có phù hợp thị trường không?
– Diện tích trưng bày sản phẩm hợp lý chưa?
– Cân nhắc xem cần những phương tiện hỗ trợ nào để làm nổi bật sản phẩm trưng bày như kệ đặc biệt.
2. Trưng bày sản phẩm
Sản phẩm được trưng bày là hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng. Do đó việc trưng bày càng tươm tất, nghệ thuật thì sự thể hiện tính chuyên nghiệp của công ty càng cao.
3. Biểu hiện của nhân sự làm việc tại hội chợ
Người đó phải Tự tin và có kỹ năng giao tiếp tốt. Hiểu biết rõ về sản phẩm và công ty, nhận biết được khách hàng tiềm năng, có khả năng ra quyết định là những yếu tố tạo lòng tin nơi khách hàng.
Dù chúng ta có 1 kế hoạch chuẩn bị tuyệt vời nhưng nếu không coi trọng yếu tố con người tham gia giao dịch tại gian hàng thì kết quả tham gia hội chợ chỉ bằng không. Yếu tố quyết định sự thành công tại hội chợ là khả năng giao dịch trực tiếp với khách hàng. Do đó, nhân sự tham gia tại hội chợ phải là :
– Đại diện xuất sắc cho công ty
– Người nắm rõ qui trình sản xuất, sản phẩm… của công ty,
– Khả năng ngoại ngữ tốt, tự tin
– Là người có khả năng quyết định việc kinh doanh: Đối với các công ty Việt Nam, người tham gia công việc tại hội chợ thường không tự quyết được mà phải hỏi ý kiến của cấp cao hơn, do đó, thường làm mất lợi thế cạnh tranh khi có hàng trăm đối thủ đang tập trung tại hội chợ.
Ngoài ra, có những việc chúng ta xem là chuyện nhỏ nhưng thực sự lại rất quan trọng đối với khách hàng, nó thể hiện sự chuyên nghiệp trong kinh doanh và tôn trọng đối với khách hàng
– Ăn uống tại gian hàng: do thói quen ăn trưa của người Châu Á nên vào giờ trưa nhân viên tụ tập ăn uống tại gian hàng tạo nên 1 sự phản cảm đối với khách hàng Âu- Mỹ
– Thái độ thiếu hợp tác, thiếu thân thiện với khách hàng: tỏ ra thiếu nhiệt tình khi khách hàng có những câu hỏi về sản phẩm, công ty, …đôi khi điều này xuất phát từ việc hạn chế khả năng ngoại ngữ
– Không đúng giờ khi hẹn làm việc với khách tại gian hàng.
4. Chuẩn bị trước những câu hỏi thường gặp khi tiếp xúc người mua hàng:
- Bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu hay chưa?
- Bạn có kinh nghiệm làm hàng cho nhãn hiệu nào?
- Các điều kiện làm và giao hàng (delivery conditions) ? LC, CIF, FOB, CMPT?
- Thời điểm từ ngày nhận đặt hàng đến lúc giao hàng (lead time) ?
- Công ty bạn tìm nguồn nguyên phụ liệu như thế nào?
- Mức độ dịch vụ của công ty bạn đáp ứng như thế nào (cách hiểu một bản thiết kế và triển khai nó, v..v)?
- Quy mô của công ty bạn như thế nào?
- Tính linh động trong việc nhận đơn hàng của bạn ra sao?
- Giá của sản phẩm này là bao nhiêu? Nếu tôi đặt số lượng trên 1000 sản phẩm/mẫu thì có giảm giá? v.v
5. Cam kết tại hội chợ.
Khi khách hàng cảm thấy thỏa mãn với những câu trả lời của bạn và với sản phẩm. Họ có thể sẽ đặt làm hàng mẫu và hẹn ngày đến thăm công ty của bạn.
Phải lưu ý rằng, bất kỳ lời hứa nào của bạn tại hội chợ cũng phải được thực hiện để tạo ra uy tín. Hơn thế nữa, phải liên tục cập nhật cho khách hàng về tiến độ.
Nên nhớ rằng, đây là thử thách đầu tiên của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn. Trước khi chính thức đến thăm và đặt vấn đề đặt hàng chính thức sau này.
Bình luận